Tượng Quan Công có ý nghĩa gì? Hợp tuổi nào? Đặt ở đâu?

Ý nghĩa của Tượng Quan Công và cách sử dụng luôn được rất nhiều người quan tâm bởi sự phù trợ to lớn mà vật phẩm mang tới trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Nếu biết chính xác, bạn sẽ dễ dàng tìm được một bức tượng ưng ý trưng bày trong nhà/ văn phòng, giúp nhận được nhiều tài lộc, may mắn và bình an. Trái lại, bạn thường chọn nhầm vật phẩm không phù hợp với nhu cầu, thậm chí còn “mang họa vào thân”.

Đôi nét về Tượng Quan Công phong thuỷ

Tượng Quan Công là một vật phẩm phong thuỷ quen thuộc và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Bức tượng được chế tác dựa trên một nhân vật trong thời Trung Quốc xưa tên là Quan Vũ (tự là Quan Vân Trường). Người ta còn gọi ông bằng một số tên gọi khác như: Quan Đế, Trường Sinh hay Mỹ Nhiêm Công. 

 

doi net ve tuong quan cong
Tượng Quan Công được chế tác dựa trên một nhân vật trong thời Trung Quốc xưa là Quan Vũ

Quan Vũ là một vị danh tướng vô cùng nổi tiếng trong thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông được sinh vào khoảng thời gian 160 – 162 tại huyện Giải Lương, quận Hà Đông (Vận Hành, Sơn Tây, Trung Quốc nay). Lúc sinh thời, Quan Vũ đã thể hiện là người võ nghệ dũng mãnh, ít ai sánh kịp. 

Song vì bản tính quá hào hiệp trượng nghĩa mà vô tình phạm phải tội giết người trong một lần bênh vực kẻ yếu. Khi phải bỏ xứ tới quận Trác thì vô tình gặp được Trương Phi và Lưu Bị. Ba người cùng kết nghĩa huynh đệ dưới vườn đào, nguyện thề sống chết có nhau trở thành một sự kiện lịch sử vô cùng nổi tiếng.

Sau này, Quan Vũ trở thành cánh tay đắc lực của Lưu Bị, góp công lớn trong việc lập nên nhà Thục Hán. Với nhiều chiến công hiển hách và những phẩm chất tốt đẹp, ông được dân chúng tôn sùng như một vị Quan Thánh. Sau khi mất đi, được tạc thành tượng và trở thành một biểu tượng thờ cúng quan trọng trong văn hoá Trung Quốc. 

Hình tượng của Quan Công gắn liền với khuôn mặt đỏ vang như gấc, hung tợn, trán hùm thân lẫm liệt, mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng tựa ngôi sao, râu dài hai thước. Trong dân gian, ông là biểu tượng của bản tính chính trực và lòng trung thành tuyệt đối. Quan Công sống hào hiệp trượng nghĩa, danh lợi không đổi lòng, sẵn sàng đứng ra chống lại kẻ ác và bênh vực những kẻ yếu thế trong xã hội. 

Bởi vậy, cũng không có gì quá ngạc nhiên khi các bức tượng Quan Công lại được tôn thờ tới vậy. Không chỉ dừng ở lãnh thổ Trung Hoa, ông còn có sức ảnh hưởng lớn khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu như trước kia, Quan Công thay mặt bảo vệ cho những người thấp cổ bé họng bị áp bức. Thì trong thời nay, lại là vị người bảo vệ cho tất cả mọi người: từ người bình thường, chủ doanh nghiệp, chính trị gia cho tới những người có địa vị cao,… 

Thậm chí, ông còn được xem như vị thánh của nghề buôn và những người làm kinh doanh, buôn bán. Các bức tượng được chế tác dưới nhiều tư thế: cưỡi ngựa, đứng, ngồi, đọc sách,… đều mang một năng lượng rất mạnh. 

Theo các chuyên gia phong thuỷ, bức tượng Quan Công như một vị thần bảo hộ cho toàn thể các thành viên, xua đuổi tà ma, giải trừ tai ương, xui xẻo trong gia đình. Ngoài mang lại sự bình an, việc thờ cúng hay trưng bày vật phẩm này trong nhà sẽ mang tới vượng khí, tài lộc dồi dào cho gia chủ. 

Tượng Quan Công có ý nghĩa gì?

Như đã bàn luận, Quan Công là một vị tướng hào sảng, luôn đứng ra bảo vệ lẽ phải, dân lành và những người yếu thế. Ông như vị thần công lý, xua tan mọi hiềm khích và chống lại những mưu kế hèn bẩn của tiểu nhân. Vậy nên, việc thờ một bức tượng trong nhà mang ý nghĩa rất đặc biệt, mong cầu toàn gia quyến được bảo vệ bình an, cuộc sống gặp nhiều phước lành. 

Chuyên gia phong thuỷ nhận định, mọi sát khí và tai ương do hung tinh chiếu đến trong nhà đều được hóa giải nếu biết đặt tượng Quan Công đúng vị trí. Qua đó, có thể thể tránh được nhiều tai nạn bất ngờ xảy đến, công việc hanh thông và thuận lợi. Không gian tràn đầy sức sống và vượng khí, bệnh tật ốm đau không còn bén mảng. 

Còn đối với những lỗi phong thuỷ trong nhà ở như: hướng nhà xấu, nhà nhiễm nhiều âm khí,.. Với tài nghệ võ công xuất chúng, các bức tượng Quan Vũ giúp “chặn đứng” sự xâm phạm của tà ma và các vong linh quấy nhiễu. Tuy nhiên, có một điều kiện đi kèm là vật phẩm phải được đặt hướng ra ngoài cửa chính, thần thái khuôn mặt dữ dằn. Như vậy thì mới có đủ năng lượng để bảo vệ bình yên cho toàn thể gia đình. 

Ngoài ra, tượng Quan Công còn giúp các mối hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Những mâu thuẫn sẽ được hòa giải, mọi người thêm thấu hiểu, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhất là người đàn ông trụ cột trong nhà sẽ được phù trợ gặp nhiều cát tường, may mắn. 

y nghia tuong quan cong
Tượng Quan Công giúp hoá giải mọi sát khí và tai ương do hung tinh chiếu đến trong nhà

Tượng Quan Công thực sự có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Tượng được xuất hiện tại rất nhiều tại nhà ở, công ty hoặc cửa hàng. Tuỳ theo mong muốn của bản thân cũng như tính chất công việc mà lựa chọn hình tượng Quan Công sao cho phù hợp. 

Người làm kinh doanh hoặc có chức vị cao thì vị Võ Thánh này giúp họ củng cố địa vị, có thêm sự kính trong của cấp dưới. Tiếp thêm sức mạnh và con mắt tinh tường để nhìn thấu mưu kế của tiểu nhân. Ngoài ra, gia chủ còn được thừa hưởng đức tính các đức tính tốt đẹp của một vị tài tướng trong lịch sử: cương quyết, kiên trung, nghèo hèn không nhụt chí,… 

Đối với người bình thường, tượng Quan Công như một vị thần hộ mệnh, bảo vệ bản thân bình an, tránh khỏi những tai ương. Ông cũng đại diện cho sự chính trực của con người, khắc tinh của kẻ vong ân phụ nghĩa, lòng dạ hẹp hòi. 

Đối với giới tri thức, người đuổi con đường học vấn thì tượng Quan Thánh chính là vị thần văn học, thi cử. Bởi ngoài giỏi võ, ông còn là một người giỏi văn chương. Nhiều gia đình đặt tượng dưới hình dáng đọc sách ở bàn học/ bàn làm việc để thúc đẩy ý chí kiên cường, tâm trí sáng suốt để nghĩ được nhiều chiến lược mang về thành tựu vẻ vang. Con trẻ trong nhà cũng được phù trợ để học thông viết thạo, văn võ toàn tài, công danh rộng mở.

Còn với những người làm trong lĩnh vực quân sự, tượng Quan Công như một lá bùa hộ mệnh trong cuộc sống cũng như lúc làm nhiệm vụ. Bởi theo các ghi chép lịch sử, ông là một vị tướng mưu lược, tài hoa, can đảm, trăm trận trăm thắng. Ở ông luôn thể hiện đầy đủ các đức tính đỉnh cao của một người: Trung – Tín – Tiết – Nghĩa. Ngay cả khi thất bại và bị trảm đầu vẫn không hề nao sợ, hiên ngang giữa đất trời. 

Các tạo hình phổ biến của Tượng Quan Công 

Tượng Quan Công luôn có một sức mạnh rất lớn, mang đến sự bình an, niềm vui và tài lộc cho mọi người. Nhưng trái với nhiều luồng suy nghĩ, tượng ông không chỉ được chế tác dưới một tạo hình duy nhất mà còn có nhiều hình dáng khác nhau. Tạo điều kiện thuận lợi để gia chủ dễ dàng chọn được bức tượng phù hợp với mong ước cũng như phong cách trang trí nơi trưng bày. 

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến tượng Quan Công cưỡi ngựa, tượng Quan Công đứng cầm đao, tượng Quan Công hàng long và tượng Quan Công đọc sách. 

Tượng Quan Công cưỡi ngựa

Tượng Quan Công cưỡi ngựa là một trong những tạo hình được yêu thích và sử dụng phổ biến nhất. Tương truyền, Quan Công cưỡi ngựa xích thố, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao vượt qua 5 cửa ải, chém đầu 6 tướng để trở về với quân Lưu Bị. Sự kết hợp hoàn hảo này cho ta thấy được vẻ uy dũng, hào hùng, ý chí chiến đấu mãnh liệt, không quản mọi khó khăn để bảo vệ công lý.

Người ta trưng bày tượng này trong nhà với ước mong được trừ tà trấn yêu, mang lại bình an cho gia đạo. Những căn nhà có sao xấu chiếu hoặc phòng chứa nhiều âm khí mang lại xui xẻo, điềm xấu cho gia chủ cũng có thể dùng tượng Quan Thánh để hoá sát. 

tuong quan cong cuoi ngua
Tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố có tác dụng trừ tà trấn yêu, mang lại bình an cho gia đạo

Ngoài ra, tượng Quan Công cưỡi ngựa còn mang hàm ý noi theo theo đức tính cố gắng vượt qua khó khăn trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chính vì thế, tạo hình này được rất nhiều gia đình có người làm cảnh sát, quân sự hoặc theo nghiệp võ đạo thỉnh về trưng bày hoặc thờ cúng,

Mục đích là ước mong cho bản thân và các thành viên trong gia đình có được ý chí kiên cường để làm tất cả mọi việc. Nhất là phải luôn biết đấu tranh, không quan ngại gian khó và thử thách mới có thể vươn tới đỉnh cao thành công cũng như bảo vệ những người thân yêu. 

Tượng Quan Công đứng cầm đao

Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ sở hữu một cây Thanh Long Yển Nguyệt đao với sức mạnh “chém sắt như chém bùn”. Nó chính là thanh bảo bối và cũng là “Người đao hợp nhất” với ông. Quan Vũ mặt đỏ vang, râu dài hai thước, tay cầm thanh long đao trở thành một hình tượng nổi tiếng và được thờ cúng tại rất nhiều gia đình. Bởi họ tin rằng, bức tượng này sẽ bảo vệ cho bản thân và gia đình thoát khỏi những tai ương, vận hạn. 

Bức tượng được chế tác tinh tế với tướng đứng oai hùng, gương mặt khí khái, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đó chính là hình ảnh con người không chịu khuất phục ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt hay sinh ly tử biệt. Nhắc nhở gia chủ trong cuộc sống phải có uy nghiêm và sự kiên định, không được “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. 

tuong quan cong cam dao
Quan Vũ mặt đỏ vang, râu dài hai thước, tay cầm thanh long đao trở thành hình tượng nổi tiếng

Trong cuộc sống có gặp thử thách sẽ được tiếp thêm sức mạnh và ý chí để dễ dàng vượt qua tất cả. Rất phù hợp với những người đang làm trong lĩnh vực kinh doanh, chính trị hay các nhà lãnh đạo, quan chức,… Năng lượng của tượng Thần còn giúp họ có một tinh thần thoải mái, vững tâm hơn khi làm việc. 

Tượng Quan Công cầm đao còn một hình thức thể hiện khác là tượng Quan Công hướng mũi đao xuống đất. Tư thế này tượng trưng cho tinh thần cảnh giác cao độ, mang ý nghĩa trấn trạch mạnh nhất. Đặt bức tượng này trong phòng khách vừa là bảo vệ bản thân, lại vừa tạo nên sự trang nghiêm và sang trọng cho không gian. 

Tượng Quan Công đọc sách 

Tạo hình này của Quan Vũ được làm dựa trên một sự tích khi ông đang còn ở Tào doanh. Tương truyền, ông bị Tào Tháo bắt nhốt cùng với hai người vợ của Lưu Bị, với hy vọng hành động sai trái sẽ xảy ra. Tuy nhiên trong suốt đêm đó, Quan Vũ lại chỉ thức trắng để đọc sách Xuân Thu dưới ánh đuốc sáng rực. Trong lúc đọc sách, cực kỳ chuyên tâm, mắt không nháy một cái. 

Từ câu chuyện xưa, dân gian cho rằng tượng Quan Công ngồi đọc sách biểu trưng cho ý chí sắt thép, sự chính trực và lòng trung thành tuyệt đối. Trưng bày tượng này trong nhà/ nơi làm việc với ý nghĩa tăng thêm lòng quyết tâm, sự kiên định không gì có thể lay chuyển.

Đồng thời, thúc đẩy đam mê học hỏi không ngừng, trau dồi kiến thức để bản thân trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất. Công việc nhờ vậy mà thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông, đường quan lộ rộng mở. 

tuong quan cong doc sach
Tượng Quan Công ngồi đọc sách biểu trưng cho ý chí sắt thép, sự chính trực và lòng trung thành

Tượng Quan Công hàng long 

Hình ảnh Quan Công và Rồng (Long) tưởng chừng không có điểm gì liên quan tới nhau, nhưng khi kết hợp lại trở nên hài hoà và mang nhiều tầng ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc. 

Trong phong thuỷ, Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh trấn giữ tứ phương (Long, Lân, Quy, Phụng), tượng trưng cho quyền lực tối thượng. Long khí của chúng có thể hấp thu tinh hoa và sinh lực trong đất trời, giúp hoá giải sát khí, gặp hung hóa cát và sinh vượng khí. Tuy nhiên, vì là linh vật cao quý nên Rồng cũng rất cuồng ngạo, rất khó thuần phục. 

Quan Công hàng Long không hề mang ý nghĩa xung khắc, mà còn là sự kết hợp hài hoà tới lại kỳ. Thể hiện sức mạnh phi thường, sự dũng cảm và bản lĩnh của một vị tướng nhân đức hàng đầu.

Không chỉ thể hiện quyền lực tuyệt đối, bức tượng này còn mang ý nghĩa trừ tà, hoá giải hung khí và những luồng khí xấu tồn tại xung quanh gia đình. Đồng thời, mang lại vượng khí, tài lộc phát đạt, vạn sự như ý tới chủ sở hữu. 

tuong quan cong hang long
Quan Công hàng Long không hề mang ý nghĩa xung khắc, mà còn là sự kết hợp hài hoà tới lại kỳ

Tượng Quan Công hợp tuổi nào?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, nếu đem so với những mẫu tượng khác (như tượng Khổng Minh, tượng doanh nhân,…) thì tượng Quan Công khá kén người dùng. Do đó, không phải ai cũng có thể dùng, cũng như không phải cứ thờ là sẽ có được may mắn. Nếu có nhu cầu thỉnh tượng này về nhà, bạn cần tìm hiểu thật kỹ tượng Quan Công hợp với tuổi nào?

Theo phong thuỷ ngũ hành, tượng Quan Công thuộc hành Mộc. Mà theo quan hệ tương sinh, Mộc sinh Hỏa mang hàm ý cây cối khô bị thiêu đốt sinh ra ngọn lửa lớn. Bởi vậy, những người mang cung mệnh này rất hợp để đặt tượng Quan Công trong nhà. Lúc này, hiệu quả trấn áp hung khí, hoá giải sát khí, bảo vệ gia đạo bình an sẽ phát huy công dụng tốt nhất. 

Trái lại, người mang cung mệnh Thổ không nên thích hợp để sử dụng tượng Quan Thánh. Nguyên nhân bởi Mộc khắc Thổ, tức cây cối hút hết chất dinh dưỡng trong đất để sinh sôi phát triển. Nếu cố tình sử dụng sẽ mang tới những điều không tốt lành, thậm chí còn phản tác dụng. 

Còn theo kiến thức âm dương thì tuổi Tuất – Ngọ – Thìn chính là người thích hợp rước tượng này về nhà để bảo vệ bản mệnh và gia quyến của mình. Ông sẽ trấn trạch nhà cửa đất đai, bảo vệ cho gia quyến được bình an, công việc làm ăn thông thuận. Trong khi đó, gia chủ tuổi Thân lại thuộc đại kỵ, không nên đặt tượng Quan Thánh trong nhà.

tuong quan cong hop menh nap
Tuổi Tuất – Ngọ – Thìn là người thích hợp để rước tượng Quan Công về bảo vệ bản mệnh

Ngoại trừ người mang mệnh Thổ và người tuổi Thân, những tuổi khác cũng có thể thỉnh tượng Quan Công. Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng đặt vì mục đích gì, có cần thiết phải đặt không? 

Lúc sinh thời, Quan Công tuy mạnh mẽ, chí khí kiêu hãnh như loài chúa tể sơn lâm nhưng cũng rất cô đơn. Bởi ông xác định được vị thế và tài năng của mình, ngoài Lưu Bị và Trương Phi ra thì không có ai đáng để ông khâm phục. Do đó, bạn cần nắm rõ nguyên tắc sau khi quyết định rước tượng của ông về. 

Việc thỉnh tượng không phải chuyện đùa, không phải trưng cho vui, cho đẹp mà phải có mục đích đàng hoàng. Nếu mong muốn được trấn trạch trừ tà, bảo vệ bản mệnh, đẩy lùi vận đen, làm đám tiểu nhân khiếp sợ thì mới nên thỉnh về. Để vật phẩm phát huy năng lượng phong thuỷ tốt nhất thì nên làm lễ khai quang điểm nhãn và thời cúng đầy đủ. 

Còn một lưu ý quan trọng nữa đó là: chỉ có nam giới có độ tuổi tuổi từ 25 trở lên mới nên rước tượng Quan Vũ về thờ. Sở dĩ có chuyện này bởi tượng mang năng lượng rất mạnh, chỉ nam nhân có dương khí dồi dào, thịnh vượng mới giúp việc thờ tự thêm hiệu nghiệm và linh ứng. 

Dân gian còn cho rằng, đa phần những người thích hợp để thờ Quan Vũ đều có bản mệnh rất lớn. Khi được ông phù trợ, hậu thuẫn thì công việc “ăn nên làm ra”, sớm có sự chuyển biến tích cực trên bước đường công danh, sự nghiệp. 

Tượng Quan Công nên đặt ở đâu? 

Ngoài việc hiểu hết ý nghĩa của tượng Quan Thánh thì việc tìm hiểu cách đặt sao cho chuẩn phong thuỷ cũng hết sức quan trọng. Như vậy, thì mới được phù trợ trong công việc lẫn cuộc sống, sớm đạt được những điều như ý nguyện. 

Đặt tượng Quan Công theo vị trí

Bức tượng không nên để sát mặt đất, nên đặt trên một chiếc kệ (hoặc bàn gỗ) cách mặt đất khoảng 0.8 – 1 mét. Vị trí tốt nhất để đặt tượng Quan Công là đối diện cửa ra vào, trong phòng khách hoặc những nơi dễ nhìn thấy.

Điều này giúp tượng có thể bao quát hết tất cả mọi sự vật, hành động diễn ra trong nhà. Sự oai phong, uy nghiêm cũng như tầm ảnh hưởng của vật phẩm tới không gian sẽ rộng lớn hơn. 

Qua đó, ngăn chặn được ma quỷ quấy rầy và những luồng khí tiêu cực xâm nhập tư gia. Gia chủ cùng các thành viên trong gia đình sẽ có một cuộc sống thuận lợi, an lành và hạnh phúc. Đây cũng là vị trí khá “đắc địa” để các vị khách tới nhà sẽ phải trầm trồ và thêm phần kính nể gia chủ. 

Tuong quan cong nen dat o dau
Tượng Quan Công nên đặt trên một chiếc kệ (hoặc bàn gỗ) cách mặt đất khoảng 0.8 – 1 mét

Những người làm kinh doanh, giám đốc, quản lý hoặc đang làm quan chức, cảnh sát,… thường xuyên gặp phải rủi ro, người đố kỵ dùng âm mưu thủ đoạn để chơi xấu, triệt hạ lẫn nhau. Nếu có một bức tượng Quan Công đặt phía sau lưng tại nơi làm việc sẽ là chỗ dựa vững chắc, phù trợ cho gia chủ có đủ dũng khí, sự tự tin để chống lại những kẻ tiểu nhân ngáng đường, mang lại lộc làm ăn. 

Đó cũng là ước mong mà bất kỳ ai cũng muốn có trong cuộc sống của mình. Đặc biệt, có được tượng Quan Thánh trong phòng làm việc sẽ giúp chủ nhân tập trung và suy nghĩ sâu sắc hơn, nhanh chóng thăng quan tiến chức. 

Đặt tượng Quan Công theo hướng nhà

Tượng Quan Công cũng có thể đặt quay mặt về các hướng không hợp tuổi với gia chủ; hoặc những địa thế không tốt, vị trí Sát tinh chiếu đến trong nhà. Như vậy, sẽ át chế vận khí tiêu cực, bảo hộ gia chủ cùng các thành viên trong gia tránh khỏi tai kiếp và những điều không may. 

Từ đó, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn, tránh được điều tiếng xấu, mọi người yêu thương và thuận hoà hơn. Trong phong thuỷ, có bốn hướng xấu nhất định phải tránh là Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát,…. 

Nếu ngôi nhà đang ở nằm ở ba hướng: chính Bắc, chính Tây, Tây Bắc thì rất phù hợp để đặt tượng Quan Vũ tại trung tâm căn nhà/ căn phòng. Bạn cũng có thể bày trí vật phẩm ở những hướng cát lành như Sinh Khí, Thiên Y, Phục Vị, Diên Niên nhằm tăng thêm những điều tốt đẹp trong tài lộc, sức khỏe và công danh.

Tượng Quan Vân Trường còn có thể đặt theo một số hướng sau để phát huy toàn bộ công dụng trấn trạch, bảo vệ và thu hút may mắn. Việc xác định chính xác những hướng này tuy đơn giản nhưng lại khó khăn khăn với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy nếu không đủ tự tin, gia chủ có thể nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia phong thuỷ nhé!

huong dat tuong quan cong
Tượng Quan Công cũng có thể đặt quay mặt về các hướng không hợp tuổi với gia chủ

Hướng Tây Bắc trong căn nhà: thuộc cung Quý Nhân, giúp gia chủ tăng thêm vận trình quý nhân, gặp khó khăn liền có người đứng ra tương trợ. Đồng thời, ngăn chặn tiêu nhân dở trò quấy rối. 

Hướng chính Bắc trong căn nhà: thuộc cung Quan Lộc, gia chủ sẽ được phù trợ để thăng tiến vùn vụt trên bước đường công danh, kinh doanh tươi sáng, tiền của dồi dào. 

Hướng Đông Bắc trong căn nhà: tượng trưng cho chòm sao Văn Xương – chủ về tri thức, học vấn và công danh. Tượng Quan Vân Trường tọa lạc tại đây sẽ giúp gia chủ và các thành viên mở mang trí tuệ, học hành tinh tấn, đăng khoa bảng vàng. 

Hướng Đông Nam trong căn nhà: gọi là hướng Tài Lộc, gia chủ sẽ được tiếp thêm may mắn để ăn nên làm ra, buôn may bán đắt, tài lộc vượng phát. 

Hướng chính Nam trong căn nhà: thuộc hướng danh vọng, rất thích hợp với người có chức quyền cao, lãnh đạo,…. Khi đặt tượng Quan Công ở hướng này sẽ giúp gia chủ củng cố địa vị, quyền lực, nhận được sự kính trọng từ cấp dưới. 

Những lưu ý khi sử dụng Tượng Quan Công

Ngày nay, tượng Quan Vũ được chế tác dưới nhiều hình dáng, kích thước và chất liệu khác nhau. Trong đó, tiêu biểu nhất là các bức tượng được làm từ đá quý tự nhiên, gỗ và đồng. Mỗi một mẫu tượng đều vô cùng tinh tế, ấn tượng với những ưu điểm riêng. 

Nếu như các mẫu tượng bằng đồng mang đến cảm giác giác chắc chắn, độ bền vĩnh cửu, vẻ ngoài chân thực, sống động. Thì các mẫu tượng đá phong thuỷ lại sở hữu vẻ ngoài sang trọng bậc nhất. Đây cũng là mẫu tượng Quan Công được nhiều người săn đón nhất bởi sở hữu năng lượng cực cao, giúp gia tăng công dụng gấp bội lần. 

Tùy theo nhu cầu, sở thích, không gian trưng bày và điều kiện kinh tế mà chọn sao cho hợp nhất. Nhưng dù là hình dáng hay chất liệu nào đi chăng nữa thì cũng cần quan tâm tới những lưu ý đi cùng. Bởi nếu phạm phải một điều cấm kỵ cũng có thể mang đến tai hoạ cho cả gia đình. Do đó, khi đã quyết định đặt tượng Quan Vân Trường về, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây: 

Khi thờ bất kỳ tượng Thần nào, gia chủ cũng nên làm nghi lễ khai quang điểm nhãn. Điều này sẽ giúp vật phẩm thêm linh nghiệm, gia tăng công lực hộ mệnh, đón lành tránh dữ. Trong trường hợp gia chủ không có kiến thức để tự làm lễ khai quang, có thể mời các thầy phong thuỷ về giúp đỡ.

Không thờ tượng Quan Công sát sàn nhà, nhưng cũng không nên đặt cao quá đầu người. Bởi trong phong thuỷ, Quan Công được xem là vị Thánh, một nhân vật lịch sử chứ chưa phải Thần Phật. Vì lý do này mà cũng không thể đặt tượng tại vị trí linh thiêng như bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ Phật, Bồ Tát. 

nhung luu y voi tuong quan cong
Các mẫu tượng Quan Vũ bằng đá quý lại sở hữu vẻ ngoài sang trọng, năng lượng cao

Theo chuyên gia phong thuỷ, tượng Quan Thánh không được đặt ở những khu vực ẩm thấp, tối tăm như nhà bếp, phòng ngủ, nhà tắm, nhà vệ sinh,…. Bởi đây là những khu vực thiếu trang nghiêm, phản ánh thái độ không tôn trọng với ngài. Đặt không đúng cách không những không mang lại công dụng gì, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của gia chủ. 

Ngoài ra, không đặt vật phẩm quay mặt vào tường, những góc khuất (chân cầu thang) nếu không muốn làm tăng thêm hung khí, tai hoạ cho cả nhà. Với ý nghĩ hạn chế hư hại và hỏng hóc, nhiều gia đình thường đặt tượng vào trong tủ kín hoặc két sắt. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm trong phong thuỷ khiến vận may, tài lộc “không cánh mà bay”. 

Bất kỳ một vật phẩm phong thuỷ nào cũng ưa thích sạch sẽ, tượng Quan Công cũng không ngoại lệ. Việc lau chùi và dọn dẹp thường xuyên cũng là cách để bày tỏ tấm lòng tôn kính, cầu mong những điều an nhiên đến với gia đình. Ngoài ra, còn giữ được giá trị thẩm mỹ bền lâu, giúp tượng Thần luôn tươi mới và sáng đẹp. 

Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được gỡ Thanh Long Yển Nguyệt đao của Quan Vũ xuống. Bởi đây chính là “vật bất ly thân” để ông làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ xấu, bảo vệ sự bình yên cho gia đình. 

Cuối cùng, không cầu xin hay khấn bái những điều bất nhân bất nghĩa, chuyện ác làm tổn hại tới người khác. Bởi Quan Công nổi tiếng là một vị tướng trung nghĩa, khắc tinh của những kẻ xấu và tiểu nhân chuyên chọc ngoáy sau lưng. 


Trên đây là chia sẻ chi tiết về vấn đề Tượng Quan Công có ý nghĩa gì, Hợp tuổi nào, Đặt ở đâu? Mong rằng từ bài viết này, bạn đọc đã hiểu tường tận ý nghĩa cũng như cách đặt chuẩn phong thuỷ để vật phẩm mang lại công dụng tối đa. Nếu không muốn bỏ qua bức tượng này, đừng ngần ngại liên hệ tới Thạch Anh Việt để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *